10 con đường định cư Canada

10 CON ĐƯỜNG DI CƯ ĐẾN CANADA GIAI ĐOẠN 2024~2026 Phần 1
Hôm nay Michael Đào - Giám đốc vùng của UCA Immigration chia sẻ các con đường để định cư Canada trong thời điểm vàng này.
Trong tình hình Mỹ, Úc, Châu Âu ngày cành xiết chặt nhập cư lại thì Canada vẫn đều đặn tung ra các gói Immigration Plan công bố nhận khoảng 500,000 thường trú nhân mỗi năm. Cơ hội để cả gia đình bạn có thẻ định cư vẫn khả thi nếu chịu kiếm tìm và biết rõ được bản thân có gì phù hợp để lên Kế Hoạch đổi Passport cho hiệu quả. Mình hy vọng bài viết này giúp các bạn có cái nhìn tổng quan những con đường di cư xây dựng Cuộc Sống Canada hiệu quả.

1- EXPRESS ENTRY:
Chương trình này quá phổ biến và được nhiều người biết đến do tiến trình xử lý cấp PR nhanh chỉ khoảng 6 tháng so với các chương trình khác từ 18~24 tháng. Tuy nhiên điều kiện ngày càng khắt khe và chất lượng ứng viên trong Pool có điểm số CRS cao nên khó có cơ hội cho các bạn với bậc học và khả năng trung bình khá hoặc/và tuổi cao nộp từ ngoài Canada.

Để nộp EE: nên có ít nhất Bachelor ngoài Canada và bằng cấp Post Grad/Diploma/Master ở Canada, kinh nghiệm làm việc ở ngoài và trong Canada theo NOC TEER 0 1 2 3; điểm IELTS càng cao càng tốt cỡ CLB9, nếu được nên có bằng tiếng Pháp ít nhất CLB7, càng trẻ tuổi điểm càng cao (sau 30 tuổi bị trừ 5 điểm mỗi tuổi), nếu có LMIA thì được +50 điểm cho bậc staff và +200 cho bậc quản lý, nếu làm đúng nghề in-demand của tỉnh bang có thể nhận được Nomination của tỉnh bang trong EE System để +600 điểm (không áp dụng cho Nomination nộp PNP). Nếu điểm bạn thấp có thể đi du học và làm nhóm ngành Skilled Trades & Health care đang được ưu tiên mời nộp với điểm thấp hơn FSWP.

2- START UP VISA (SUV): 
Tài chính gia đình bạn có dư trên 5 tỉ mới hẵng nghĩ đến chương trình này, gia đình bạn có thể nộp lấy PR từ Việt Nam mà không cần phải qua Canada vận hành. Thời gian processing từ 2.5~3năm, ít rủi ro hơn là đầu tư tỉnh bang, vì không yêu cầu mức độ doanh thu lời và thuê người lao động địa phương, lẫn sự thành công của doanh nghiệp.

3- LAO ĐỘNG CLOSED WORK PERMIT (CWP) CẦN LMIA:
Cả SUV lẫn Work Permit đều cần trình độ tiếng Anh của bạn ở mức IELTS 5.0 để có thể làm việc, sinh hoạt, và nộp định cư. Xác định đi Canada là phải có tiếng Anh, dù sớm dù muộn cũng sẽ phải học. Nếu bạn học trước sẽ thuận lợi cho hồ sơ và công việc của gia đình. Chỗ nào offer bạn combo 3 món: không cần tiếng Anh-không cần trình độ-chi phí siêu rẻ thì nên cẩn thận đọc kỹ hợp đồng, trách nhiệm và ràng buộc, mức độ dịch vụ, điều khoản hoàn phí, RCIC Licence để lỡ có vấn đề bạn có thể complain với hiệp hội di trú ở Canada họ sẽ refund cho bạn trong trường hợp phía công ty làm hồ sơ bạn tắc trách. Dĩ nhiên, tiền nào của đó, không thể có tô phở 20k mà đòi thịt đầy đủ nước lèo hầm xương như tô 80k được. Phàm ở đời, ai ham rẻ thì hay bị lừa.

4- PROVINCIAL NOMINATION PROGRAMS (PNP):

a-Ontario (OINP):
- Employer Job Offer : foreign worker hoặc international student đều có thể nộp được nếu cty thỏa điều kiện của Ontario để sponsor cho employee. Tiên quyết vẫn là full time job offer và doanh thu của cty bạn sẽ làm.
- International Graduates : Bạn nào học Master và PhD tốt nghiệp có thể nộp ngay mà không cần job offer hay 1 năm kinh nghiệm Canada tuy nhiên chương trình này cũng cạnh tranh khá cao khi số lượng học Master nhiều.
- Ontario Express Entry : chương trình này hên xui Ontario sẽ gửi email Notice of Interest mời bạn nộp dựa vào EE Profile bạn, có người cao điểm hơn nhưng vẫn không nhận được NOI như người khác. Điểm thường rơi vào khoảng 420~470 là có khả năng được mời nộp. Các tỉnh bang khác như Alberta hay BC cũng sẽ ưu tiên mời những bạn đã học và có kinh nghiệm làm việc và attachments với tỉnh bang đó. Bạn nào biết tiếng Pháp thì nộp French-Speaking Skilled Worker, có bằng cấp và kinh nghiệm ở Canada thì nộp Human Capital Priorities Stream.

b- British Columbia (BC PNP) :
- Express Entry BC – EEBC : cái này cũng giống Ontario Express Entry vậy, bạn được thư mời NOI của tỉnh bang thì mới nộp được và xử lý cũng nhanh như Express Entry. Cần phải làm jobs in demand của tỉnh bang mới có cơ hội cao nhận được Nomination.
- Skilled Immigration : cái lợi hơn Ontario là BC có cả skilled và semi-skilled để các bạn nộp.
- Entrepreneur Immigration : tương tự như Ontario Business vậy, có tiền mới đi được, cầm trong tay 5 tỉ mà muốn all in vào để lấy pr cả nhà thì cũng hơi rủi ro, các bạn nên cân nhắc kỹ. SUV thuận lợi hơn việc đầu tư tỉnh bang.
- BC PNP Tech: BC đưa ra list các ngành nghề tỉnh bang cần mỗi năm và mời nộp nếu bạn có job offer hợp lệ và làm việc cho cty đó ít nhất 1 năm.

c-Alberta (AINP) :
- Alberta Opportunity Stream : bạn nào có LMIA (Labour Market Impact Assessment) hoặc job offer và PGWP (Post Graduation Work Permit) sau khi học ra tốt nghiệp các trường ở Alberta ( Calgary và Edmonton ) sẽ có lợi thế nộp chương trình này. 
- Alberta Express Entry Stream : cũng tương tự như Ontario và BC, nhận được NOI thì mới nộp được và cái Nomination Letter thông thường của tỉnh bang cấp không dùng để nộp được trong Express Entry.

d-Manitoba (MPNP) & Saskatchewan (SINP):
Các chương trình ở Manitoba và Saskatchewan cũng tựa tựa các tỉnh bang khác, cũng yêu cầu phải học tốt nghiệp ra ở đó, có job offer hoặc/và kinh nghiệm làm việc. Các bạn cứ vào thẳng website của tỉnh bang và search các keywords này để tìm hiểu thêm. Theo ý mình nếu đã muốn có PR dễ dàng thì đi thẳng các tỉnh nào thiệt là dễ, còn tự tin vào khả năng bản thân và muốn cân bằng cuộc sống hãy cứ nhắm 3 tỉnh bang lớn nhiều cơ hội và điều kiện tốt là: Ontario, BC và Alberta. Dĩ nhiên tỉnh lớn cạnh tranh sẽ cao hơn tỉnh nhỏ, bù lại cơ hội việc làm và kinh doanh cũng nhiều hơn. Câu chuyện đi tỉnh nào ở Canada cũng tương tự như TpHCM, Hà Nội và Đà Nẵng vậy.

5- ATLANTIC IMMIGRATION PROGRAM (AIP):
Các tỉnh bang nhỏ lẻ khác như Yukon (YNP) cũng có các streams giống Ontario, tuy nhiên lạnh và hẻo lánh không thích hợp cho gia đình có con nhỏ. Các tỉnh bang còn lại New Brunswick (NBPNP); Newfoundland and Labrador (NLPNP); Nova Scotia (NSNP) và Prince Edwards Island ngoài các streams như Ontario thì có 1 chương trình riêng là Atlantic Immigration Program (AIP). Nó có 2 chương trình cho skilled workers là Atlantic High-Skilled Program (AHSP) và Atlantic Intermediate-Skilled Program (AISP) yêu cầu phải có 1 năm kinh nghiệm làm việc trong nhóm ngành đó và chương trình dành cho các bạn học tốt nghiệp ra ở các tỉnh bang này không yêu cầu 1 năm kinh nghiệm, chỉ cần Job Offer và IELTS General 4.5 khi tốt nghiệp là có thể nộp PR ngay là Atlantic International Graduate Program (AIGP) – cực kỳ dễ và phù hợp cho các anh chị lớn tuổi và tiếng Anh chưa tốt.

6- RURAL AND NORTHERN IMMIGRATION PILOT PROGRAM (RNIP):
Hiện chỉ áp dụng ở một số thành phố nhỏ của các tỉnh bang lớn Ontario (North Bay, Sudbury, Timmins, Sault Ste. Marie, Thunder Bay) BC (Vernon và West Kootenay), và Alberta (Claresholm); Ở Saskatchewan thì có Moose Jaw và tỉnh Manitoba (Brandon và Altona/Rhineland). Yêu cầu chung cũng như chương trình AIP là phải tốt nghiệp ở đó và có job offer hoặc/và kinh nghiệm làm việc ở đó, và cam kết sống và làm việc ở đó trong một khoảng thời gian thì mới có khả năng cạnh tranh lấy PR cho các chương trình này sẽ cao. Còn lại sẽ ít được tỉnh bang ưu tiên chọn. Nếu chấp nhận được ở các vùng hẻo lánh này vài năm có PR ổn định rồi các bạn cứ tự do move về các thành phố lớn nhiều cơ hội học tập và làm việc cho cả nhà.

7- FAMILY SPONSORSHIP:
Bạn nào có người thân là Canadian Citizen hoặc PR có thu nhập cao hơn mức Low Income Cut-offs (LICO) tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình họ thì có thể được bảo lãnh nếu bạn là vợ chồng con cháu ông bà cha mẹ với người bảo lãnh. Giấy tờ chứng minh cũng lằng nhằn nhưng được cái xử lý nhanh hơn trước đây nhất là diện vợ chồng con cái chỉ mất khoảng 8~12 tháng còn ông bà cha mẹ thì 2 năm.

8- CAREGIVERS VISA:
Chương trình này dân Philippines đi nhiều vô kể do họ có tiếng Anh tốt và truyền thống làm nghề này. Thời gian xử lý rất nhanh chỉ mất 6~12 tháng. Các bạn cần chứng chỉ nghề, kinh nghiệm làm việc liên quan, tiếng Anh, LMIA để nộp sang Canada làm đủ điều kiện rồi mới nộp PR. Các chương trình có thể nộp gồm: Home Child Care Provider Pilot and Home Support Worker Pilot và Live-in Caregiver Program.

9- SELF-EMPLOYED:
Nếu bạn có kinh nghiệm trên 2 năm làm trong các ngành sau : author / writer, creative and performing artist, Musicians, Painter, Sculptor / visual artist, technical support ngành phim ảnh, creative designers / craftspeople thì có thể nộp. Tuy nhiên thủ tục chứng minh thành tựu sẽ hơi phức tạp, phải nhờ văn phòng Luật nào đó chứ trên website của chính phủ họ không có điều kiện gì rõ ràng cụ thể cho các chương trình này vì đặc thù các nghề nghiệp này cũng khó đo đếm.

10- DU HỌC 2 NĂM ĐỂ LẤY WORK PERMIT 3 NĂM:
Nếu tài chính và khả năng của bạn không đủ làm 9 con đường trên, bạn phải chịu học chịu làm lại từ đầu bằng việc du học nếu vẫn muốn mưu cầu một tương lai và cuộc sống mới tốt hơn cho thế hệ con cái. Chỉ là vấn đề mất công và thời gian một chút, nhưng được cái ít rủi ro vì mọi thứ đều do bạn tự xây dựng. Có học vấn và bằng cấp ở Canada bạn sẽ tự tin đứng trên đôi chân và với năng lực của bản thân bạn có thể sống tốt khỏe mà không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức/cá nhân nào để nộp lấy PR bằng 9 cách trên. Du học 2 năm là đường vòng an toàn để lấy Post Grad Work Permit (PGWP) 3 năm đi làm tại Canada nhằm xây dựng Profile đủ điều kiện nộp PR. Trong 5 năm đó dư sức để bạn trau dồi English & French & Canadian Experience. Ai muốn làm sẽ cố gắng tìm giải pháp và kiên trì thực hiện, ai không chịu làm sẽ tìm lý do thoái thác: tuổi cao, không có năng khiếu ngoại ngữ, học không vô, làm cực quá, sợ mùa đông lạnh…v…v…Tất cả do bạn cả, ai cũng có lựa chọn riêng phù hợp hoàn cảnh gia đình.

Lựa chọn và quyết định nào cũng sẽ có hai mặt của vấn đề, không có cái nào hoàn hảo, bạn được cái này thì phải chấp nhận sẽ mất cái khác đó là quy luật rồi. Chấp nhận đánh đổi, chịu thay đổi bản thân và quan trọng nhất là phải hành động ngay thì mới mong có thành quả tốt đẹp. Cơ hội không may mắn đến lần nữa đâu, chần chừ do dự rồi tìm lý do trì hoãn sẽ chỉ kéo dài quá trình thực hiện Giấc Mơ Xứ Người mà thôi. Chúc các bạn đã-sẽ-và-đang lên kế hoạch thực hiện con đường di cư cho cả nhà đến Canada thành công có cuộc sống bình yên viên mãn :D

Liên hệ Michael Đào
Giám đốc vùng
0947899468 
www.Youtube.com/@DinhcuCanadaUc
www.DinhCuCanada.Info 

Comments

Popular posts from this blog

Ebook cẩm nang định cư Canada, Úc

Visa Nông nghiệp Úc 403

Định cư Canada cần đạt bao nhiêu điểm tiếng Anh theo tiêu chuẩn CLB